..:: Hoàng Long's Forum | Hoàng Long's Forum ::..
Welcomes To Hoàng Long's Forum | Welcomes To Hoàng Long's Forum

Bạn Chưa Đăng Nhập! Mời Bạn Đăng Nhập

Nếu Chưa Có Tài Khoản Hãy Click Chuột Vào Nút "Đăng Ký"

______________________________________


Mọi Thắc Mắc Hay Góp Ý Xin Liên Hệ Với Ban Quản Trị:
- Email: BQT@NhanHoangLong.info

______________________________________

Hoặc Liên Hệ Trực Tiếp Với Admin: Hoàng Long
+ Email: Admin@NhanHoangLong.info
+ Y!M: hitboyhg
______________________________________
Copyright ©️ 2011 | www.NhanHoangLong.info
..:: Hoàng Long's Forum | Hoàng Long's Forum ::..
Welcomes To Hoàng Long's Forum | Welcomes To Hoàng Long's Forum

Bạn Chưa Đăng Nhập! Mời Bạn Đăng Nhập

Nếu Chưa Có Tài Khoản Hãy Click Chuột Vào Nút "Đăng Ký"

______________________________________


Mọi Thắc Mắc Hay Góp Ý Xin Liên Hệ Với Ban Quản Trị:
- Email: BQT@NhanHoangLong.info

______________________________________

Hoặc Liên Hệ Trực Tiếp Với Admin: Hoàng Long
+ Email: Admin@NhanHoangLong.info
+ Y!M: hitboyhg
______________________________________
Copyright ©️ 2011 | www.NhanHoangLong.info
..:: Hoàng Long's Forum | Hoàng Long's Forum ::..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

..:: Hoàng Long's Forum | Hoàng Long's Forum ::..

Welcomes To Hoàng Long' Forum | Website Chính Thức Của Nhan Hoàng Long
 
Trang ChínhHoàng Long HomeLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
oahqvan8011
Member
Member
oahqvan8011

Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 29/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1

KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG Empty
Bài gửiTiêu đề: KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG   KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG I_icon_minitime29/06/10, 11:52 am

Hôm rồi, Thông, bạn học thời phổ thông, ghé thăm vợ chồng mình. Bạn bè lâu ngày gặp lại, chuyện trò chủ yếu vẫn là hoài cổ, ôn lại kỷ niệm xưa. Bạn học thời phổ thông mình không nhớ được nhiều vì thời đó chiến tranh, lớp học sơ tán nhiều nơi, vừa học vừa lo tránh bom đạn; bạn bè lần lượt ra đi bộ đội trong khi sự học còn dang dở. Nhưng cũng có một vài người bạn thì mình không bao giờ quên. Sáng là một người bạn trong số đó. Đến lớp 5, mình và Sáng mới học cùng lớp. Mình trầm lặng, rụt rè, ít nói, Sáng nhanh nhẹn, nghịch ngợm và có phần ương bướng, nóng nảy. Hai tính cách trái ngược nhưng bọn mình quen thân bởi cùng học giỏi, thường đi bồi dưỡng, đi thi học sinh giỏi với nhau. Ngày ấy, đi thi cách nhà mươi cây số là cả một vấn đề "đại sự" vì phải tính chuyện "phòng không" tránh bom đạn, phải đi bộ, cơm đùm, cơm nắm, tay xách nách mang. Bọn mình thường được miễn lao động, trực nhật, vệ sinh... để dành thời gian cho bồi dưỡng đội tuyển. Chính điều này cũng là nguyên nhân làm cho mình lười lao động chân tay, bị một số bạn phê phán coi thường lao động. Hậu quả là cuối lớp 10 mới được vào Đoàn trong khi các bạn tích cực lao động mới lớp 7 đã được "tiến lên Đoàn viên"; tuổi trẻ vô tư, công bằng và sòng phẳng thật. Mình nhớ năm lớp 6, hai đứa đi thi cấp huyện, có cả Trâm Anh, học sau một lớp, cùng đi. Trời mưa, đường trơn, Sáng bắt Trâm Anh mang túi gạo nhưng "nàng" không chịu, Sáng nổi khùng tạt bùn lên đầy người nàng. Nàng khóc, bỏ về. Mình sợ hết hồn vì "công chúa" là con thầy giáo dạy địa lý, còn Sáng vẫn tỉnh queo như không có việc gì xẩy ra. Mình nghĩ vì tụi mình mà Trâm Anh phải bỏ kỳ thi học sinh giỏi thì thế nào cũng bị nhà trường kỷ luật. Hôm sau, không ngờ thầy Quỳnh, giáo viên chủ nhiệm lớp phải mượn xe đạp chở Trâm Anh đến trường thi. Thấy thầy đằng xa, mình đã sợ co vòi vì nghĩ rằng thế nào cũng bị thầy mắng, nhưng thầy chỉ thăm hỏi, động viên tụi mình cố gắng thi tốt, còn "nàng" thì bèn lẽn, e thẹn như chính mình là người mắc lỗi. Lúc đó, mình không hiểu vì sao như vậy, lớn lên mới biết thời đó tụi mình là "con cưng", là "hoàng tử", của quý hiếm của nhà trường, thầy không dám trách giận vì sợ tụi mình ảnh hưởng tư tưởng mà thi trượt sẽ mất thành tích của nhà trường. Rất may, kỳ thi đó cả ba đứa đều đạt giải cao. Năm lớp 7, mình và Sáng lại cùng nhau đi thi tỉnh. Sáng đạt giải cao, còn mình trượt. Sáng được tỉnh gọi tập trung ôn thi một tháng để dự thi toàn miền Bắc, tụi mình phải xa nhau. Thấy buồn vì vắng bạn. Đó là năm 1970. Ngày về, Sáng mang về bản chép tay bài thơ "Theo chân Bác" của Tố Hữu. Người đầu tiên được Sáng cho xem bài thơ ấy không ai khác ngoài mình, sau đó bạn bè mới chuyền tay nhau đọc. Hồi đó sách báo hiếm lắm, cô giáo dạy văn tụi mình cũng chỉ mới nghe nghệ sỹ ngâm thơ qua ra- đi- ô chứ chưa có văn bản bài thơ. Của hiếm, đến giờ mình vẫn còn nhớ mấy câu:

"Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác/ Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn/ Chắc như thường lệ người đi vắng/ Để mọi lời ca với nước non". Mình nhớ, Thành, một bạn trong nhóm bạn thân cùng lớp, đọc đến câu "Còn ba mươi triệu con Nam Bắc" đã tự ý thêm vào dấu huyền trên chữ "con" và dấu phẩy sau chữ "triệu" thành ra "Còn ba mươi triệu, còn Nam Bắc" vì Thành cho rằng Sáng đã chép sai chính tả, câu đó phải là "Còn ba mươi triệu, còn Nam Bắc" mới có ý nghĩa. Sáng nổi khùng chửi Thành đồ ngu và hai đứa thụi nhau ngay trong lớp học. Cô giáo bắt hai đứa kiểm điểm, Sáng thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Cô giáo phân tích, đại loại là, các em yêu văn học như vậy là tốt; câu thơ đúng như bạn Sáng chép nhưng bạn Thành cũng có suy nghĩ sáng tạo, "còn ba mươi triệu, còn Nam Bắc" có nghĩa là còn ba mươi triệu dân Việt Nam và còn cả miền Nam, miền Bắc là Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta nữa, biết đâu ý thơ này mà đến tai bác Tố Hữu lại được bác ấy tán thưởng. Cô khuyên các em học văn phải có tư duy sáng tạo. Sau đó, cô tha lỗi cho cả hai đứa vì duyên nợ văn chương. Kể ra, văn chương cũng có cái thú vị, làm cho bạn bè xích lại gần nhau. Từ đó bọn mình càng thân nhau hơn.

Lên cấp III, mình và Sáng được "lên thẳng", không phải thi chuyển cấp. Ngày thi tuyển, tụi mình vẫn đến địa điểm thi vừa để "ném giấy" cho các bạn, vừa để thử sức mình. Thời đó, tiêu cực trong thi cử cũng có nhưng không tràn lan như bây giờ. Nhiều bạn khác cũng vượt qua kỳ thi "chuyển cấp". Trường huyện cách nhà chừng 5 cây số nếu đi tắt qua "eo cao" của dãy núi Cài, còn đi đường vòng thì hơn 10 cây số. Tất cả tụi mình đều đi bộ đến trường, thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc còn phải khoác lá ngụy trang, đội mũ rơm. Một số bạn bị bom Mỹ sát hại, một số bị thương tích, chiến tranh đâu có chừa trẻ em. Hết học kỳ I, thấy con đi học vất vả quá, cha mẹ quyết định bán đi 3 gian nhà ngang bằng gỗ xoan đào để lấy tiền mua cho mình chiếc xe đạp. Căn nhà bán được 600 đồng vừa đủ mua chiếc "Thống nhất" của ông anh họ nhượng lại. Thế là "oách" lắm rồi, bởi cán bộ nhà nước cả đời may mắn lắm cũng chỉ được 1 lần mua "phân phối" chiếc "Phượng Hoàng" Tàu, cán bộ VIP mới được phân phối con "Thống Nhất". Không biết 600 đồng trị giá bằng bao nhiêu chỉ vàng vì hồi đó ở miền Bắc không ai xài vàng, nhưng "quy ra thóc" thì được khoảng một tấn. Thóc lúa "ăn đầu mũi cân", hợp tác xã phân phối theo định suất, mỗi định suất mỗi năm được khoảng 1 tạ. Nói vậy để thấy xe đạp hồi đó quý như ô tô thời nay. Phải bán nhà để mua xe cho con đi học, cha mẹ dũng cảm thật, cảm ơn cha mẹ đã biết nhìn xa trônng rộng, quý cái chữ thánh hiền hơn của cải. Chuyện bán nhà mua xe sau này đã tạo cảm hứng cho mình viết bài "Hai cách đầu tư" đăng trên báo Tiền phong. Cuối năm 1972, đang học lớp 10, máy bay Mỹ ném bom trở lại. Nhà trường lại phải di chuyển về nơi sơ tán. Trong một đêm đi chuyển tài sản của trường, mình bị kẻ gian lấy cắp mất chiếc bánh trước và một số phụ tùng, thế là phải đi bộ mất một học kỳ mới mua gom đủ phụ tùng để khôi phục lại chiếc xe. Cảm động nhất là đêm vác chiếc xe đạp còn một bánh về nhà và khóc hu hu, mẹ mình sau một lúc hốt hoảng đã bình tĩnh động viên:

"Thôi con ạ, người không bị gì là mẹ mừng lắm rồi, còn người còn của"; mẹ tưởng mình bị trúng bom vì đêm đó máy bay Mỹ thả bom gần trường học. Nói nhiều về chiếc xe đạp vì nó có quá nhiều kỷ niệm gắn bó, mình sẽ nói ở phần sau. Nhà Sáng nghèo hơn nhà mình, cha mẹ Sáng chỉ tập trung thời gian cho con ăn học, còn tiền bạc, chi tiêu có phần hạn chế. Hết học kỳ I lớp 8, Sáng được chọn đi học trường "đặc biệt" - trường chuyên văn - của tỉnh, còn mình vẫn ở lại trường huyện vì theo cô giáo chủ nhiệm nói, nhà trường chỉ cho một đứa đi trường chuyên, còn một đứa phải ở lại làm "hạt giống" của trường. Khoá trước cũng có mấy "hạt giống" tốt như Trần Hoá, Trần Lực. Từ đó tụi mình phải xa nhau. Trường chuyên sơ tán về huyện bên cạnh, cách nhà chừng mười hai cây số. Sáng ở trọ tại trường, hằng tuần chỉ về nhà vào ngày chủ nhật. Ngày nghỉ, tụi mình gặp nhau, lúc thì ở nhà mình, lúc thì tại nhà Sáng. Nhà nghèo nhưng ít con, Sáng được cưng chiều, ăn uống đầy đủ. Lúc nào gặp nhau trong túi Sáng cũng có cái ăn dành cho mình. Vui ghê. Hai đứa xa nhau, lúc gặp nhau chủ yếu bàn chuyện học hành, nhất là văn chương, trao đổi với nhau những cuốn sách mới và nằm đọc sách suốt cả ngày. Sao thời đó mê sách đến thế, chả bù cho bây giờ chỉ suốt ngày xem TV. Chơi ở nhà nào thì ăn uống luôn tại nhà đó. Cha mẹ hai bên coi bọn mình như anh em. Có chuyện vui là cha mẹ Sáng ít tuổi hơn nhiều so với cha mẹ mình nhưng không hiểu sao mình lại gọi các cụ bằng bác, xưng con, cho đến nay vẫn giữ thói quen đó. Hằng năm, hai đứa còn gặp nhau dịp hè, tết, dịp đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tình bạn trong sáng, vô tư, hồn nhiên như ngọn lúa, củ khoai, đồng ruộng quê hương. Năm lớp mười, mình đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Cùng đạt giải năm đó có "công chúa"Trâm Anh, đang học lớp chín. Vì thành tích đó, mình được Uỷ ban tỉnh thưởng chiếc xe đạp thiếu nhi Liên xô, Trâm Anh cũng vậy. Nói là xe thiếu nhi nhưng chắc do thiếu nhi "Tây" nó to con nên cái xe cũng hoành tráng lắm, chỉ cần kéo yên lên một chút là đi tốt. Đó là giữa năm 1973, vừa ký Hiệp định Pa ri, chiến tranh phá hoại đã kết thúc, miền Bắc bắt tay vào xây dựng, khắc phục hậu quả... Hồi đó, phần thưởng bằng một chiếc xe đạp là sự kiện "động trời" có một không hai trong lịch sử. Phải chăng vì đất nước vừa hoà bình, cần nhân lực xây dựng, kiến thiết mà nhà nước có chính sách trọng dụng người giỏi như vậy ? Dù sao thì cũng kính phục các bác lãnh đạo thời đó, họ dám làm một chuyện "dũng cảm" chưa có tiền lệ. Câu chuyện học giỏi được tặng xe đạp còn lưu truyền mãi cho đến bây giờ, trở thành kỷ niệm vui vui khi bạn bè gặp lại, trở thành giai thoại ở quê mình. Tiếc rằng năm học đó vừa mới kết thúc chiến tranh phá hoại ác liệt nên không tổ chức thi học sinh giỏi toàn miền Bắc. Nếu tổ chức thi, biết đâu mình lại "rinh" thêm một giải nữa, hi hi. Thầy Lê Nghi vẫn cứ nói đùa như vậy. Cái xe sau đó bán lại cho một người bạn học sau một lớp tên Bính. Bính đi xe đến trường, ai cũng biết đó là "xe học sinh giỏi". Sau này, Út nhí bảo sao bố không giữ lại làm kỷ niệm, mình cũng xúc động, nhưng con đâu hiểu thời đó còn gian khó, ông bà nội phải bán nhà mua xe cho bố, được phần thưởng quý lắm nhưng phải bán đi để giúp ông bà trang trải trong cuộc mưu sinh. Để lại làm vật kỷ niệm thời bấy giờ nghe xa xỉ lắm. Kể ra, thấy buồn và thương cha mẹ vất vả quá.

Tháng 9 năm 1973, tụi mình dự thi tuyển sinh đại học. Hồi đó thi tập trung theo tỉnh chứ không về trường thi như bây giờ. Sáng thi khối C, trung thành với ham mê mà Sáng theo đuổi. Mình thi khối A vì bị ám ảnh bởi câu thơ: "Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sỹ/ Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con" của Nguyễn Bính và " Cuộc đời cơ cực giơ nanh vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ" của ai quên mất rồi. Thầy Lê Nghi động viên thi khối C, vì theo thầy nếu đi theo con đường văn chương, "chắc chắn em sẽ có nhiều triển vọng", câu này không chỉ nói mà thầy còn ghi vào học bạ, đến nay mình vẫn giữ. Thầy ơi, thầy dự đoán sai rồi, đến nay em vẫn chỉ là anh giảng viên quèn. Dù sao em cũng rất biết ơn Thầy. Năm đó hai đứa cùng đỗ đại học, ngoài ra có Thông, Nhàn, Sinh và một số bạn khác. Sáng đổ điểm cao nên được chọn du học ngành gì đó liên quan đến văn chương tận xứ "bạch dương, sương trắng, nắng tràn". Mình đỗ đại học kiến trúc, đúng như mơ ước, ( hồi đó chỉ có 3 khối thi, kiến trúc thi khối A chứ không thi môn năng khiếu như hiện nay ). Thế rồi chưa kịp mừng vui thì đã phải buồn vì uỷ ban xã không cho đi học. Lý do phải ở lại đi bộ đội. Nhà có 6 anh chị em, anh trai là kỹ sư địa chất, mấy chị gái đã lấy chồng, mình là con út nên phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Nhà Sáng chỉ có hai anh em, Sáng là con lớn, sau Sáng là cậu em còn nhỏ do đó cũng phải làm nghĩa vụ quân sự. Thế là chấm dứt ước mơ đến giảng đường đại học. Đành rằng đi bộ đội cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ, vinh quang nhưng ai chẳng có ước mơ của riêng mình và ai chẳng buồn khi ước mơ trong tầm tay bỗng dưng tuột mất; như " cành táo đầu hè quả ngọt lung linh" ai chẳng thèm khi chỉ nhìn thấy mà không được nếm thử vị ngọt ngào của nó. Kể cũng vui vui, tỉnh có thể thưởng cả cái xe đạp cho người học giỏi nhưng xã lại không cho người đỗ đại học được đến trường vì phải giữ lại để đi bộ đội. Nghịch lý chăng ? Có lẽ là không, bởi lúc này nhiệm vụ giải phóng miền Nam là thiêng liêng nhất, là mệnh lệnh cao nhất của dân tộc. Đành gác lại ước mơ để vui vẻ lên đường làm nghĩa vụ của tuổi trẻ như bao thế hệ đi trước, bọn mình cũng không buồn nhiều, chỉ là cơn gió thoảng qua. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Không băn khoăn, do dự như Tố Hữu nói "vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng". Năm đó, do đã ký Hiệp định Pa ri, miền Bắc đã trở lại hoà bình, miền Nam đang chuyển hướng chiến lược để thi hành hiệp định hay sao đó mà cả năm 1973 và nửa đầu năm 1974 không có đợt tuyển quân nào. Thế là phải chờ đợi, trong khi bạn bè đã nhập trường được một năm, tụi mình đề nghị cho nhập học, khi nào có đợt tuyển quân thì sẵn sàng trở về tham gia nhưng vẫn không được chấp nhận. Thế mới biết tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" cao đến mức nào, có lẽ đó cũng là một trong những động lực quan trọng làm nên chiến thắng.

Thời gian ở nhà chờ đợi, mình và Sáng được uỷ ban xã trưng dụng làm công tác điều tra dân số cho xã vì văn hay, chữ tốt. Thế là, bọn mình lại được làm anh thư sinh "mũ cao, áo dài" không phải dầm sương, dãi nắng như các bạn cùng lứa. Năm đó có chủ trương tổng điều tra dân số và vẽ bản đồ quy hoạch từng làng xóm trong toàn quốc. Điều tra viên phải đến từng nhà điều tra số dân và vẽ sơ đồ, đánh số nhà. Xã có 13 thôn, mỗi thôn mất khoảng 7 - 10 ngày, toàn xã phải làm mất 3 - 4 tháng. Đi điều tra được trả công điểm như xã viên HTX, được bồi dưỡng ăn uống hàng ngày, được tiếp xúc với mọi người dân, kể cả giai nhân, bóng hồng, kể cũng sướng. Chính trong thời gian điều tra dân số ấy mình cũng "điều tra" được một giai nhân nhưng sau đó ai đi đường nấy. Kể ra cũng là kỷ niệm đẹp của một thời trai trẻ có chút đóng góp cho làng xã.

Giữa năm 1974, có đợt tuyển quân, mình trúng tuyển còn Sáng thì trượt vì lý do sức khoẻ. Mình nhập ngũ cùng một số bạn học lớp sau, vào Công an nhân dân vũ trang, nay là BĐBP, nghe tên thì "oách" lắm nhưng suốt năm làm bạn cùng rừng xanh, núi thẳm, chim kêu vượn hót. Sáng tiếp tục ở quê nhà chờ đợi đợt khác. Lúc này các bạn đồng khoá đã kết thúc năm thứ nhất đại học. Sáng đề nghị cho đi học tiếp nhưng xã vẫn quyết tâm giữ lại để đi tuyển quân tiếp. Trong quân ngũ, nhiều lần ghi thư cho Sáng mà không hề nhận được hồi âm. Mình không hề nghi ngờ sự nhạt phai tình bạn mà biết do Sáng đang buồn. Rất nhiều lần Sáng tham gia khám tuyển nhưng đều không trúng tuyển. Từ đó xuất hiện giai thoại: " thằng Sáng đi khám hết mo mà vẫn không trúng". Mo đây là mo cau, mỗi lần đi khám là phải nắm cơm theo để ăn trưa, cơm được gói trong mo cau. Đến năm 1976, Sáng phải "gian lận" bằng cách nhờ bạn khác khám thay phần tim mạch mới trúng tuyển. Sáng vào lính khi mình đã được 2 tuổi quân và đeo quân hàm Hạ sỹ. Nhớ lại một thời "...quân không thiếu một người" vẫn thấy xúc động và tự hào.

Ngày Sáng ra đi, mình không có mặt để đưa tiễn. Ngày mình ra đi, Sáng đưa tiễn đến tận đơn vị và tặng mình cuốn sổ tay, trang đầu dán tấm hình chân dung đen trắng cỡ 3x4, phía dưới ghi dòng chữ: "Tặng Điện tấm ảnh với tất cả tấm lòng của tình bạn". Tấm ảnh ấy mình vẫn giữ, còn cuốn sổ tay phải dùng làm vở ghi chép bài học trong thời gian huấn luyện tân binh và bị thất lạc. Có hôm, đang ngồi học, bóc tấm bìa cuốn sổ bằng ni lon ra thì một tờ bạc "một đồng" rơi ra mới biết là Sáng tặng tiền nhưng không đưa trực tiếp mà kẹp vào trong đó. Thời đó, phụ cấp binh nhì mỗi tháng 5 đồng, đủ để tiêu vặt, ăn quà. Tình bạn hồn nhiên, trong sáng đến mức đó, tặng nhau tấm ảnh, cuốn sổ là quý hoá nhất, còn tiền bạc, người ta cảm thấy xấu hổ hoặc bị xúc phạm khi phải dùng nó làm quà tặng. Tình bạn trong sáng như Lưu Bình - Dương Lễ, chính mình cũng thường viết thư về nhờ Sáng động viên, giúp đỡ "giai nhân" trong khi mình đi xa. Sao tình bạn thời đó trong veo đến vậy, chẳng bao giờ có ý nghĩ "tin bạn mất bò" như thời nay thường ví von.

Sáng vào quân đội, do có trình độ nên được làm trợ lý văn hoá, văn nghệ, chuyên viết báo cáo, diễn văn, sáng tác và viết lời giới thiệu các chương trình biểu diễn nghệ thuật, tóm lại là làm công tác liên quan đến chữ nghĩa. Thực ra, Sáng không đủ sức khoẻ để nhập ngũ nhưng do Sáng "gian lận" nên mới qua được vòng khám tuyển. Có lẽ các thủ trưởng cũng biết nên có sự ưu ái. Năm 1980, Sáng được cử đi học Trường Sỹ quan thông tin tại Nha Trang để phục vụ lâu dài trong quân đội. Nhưng vào học đươc mấy tháng thì bị bệnh nặng, nhà trường phải cho Sáng ra quân. Mình về phép, ghé Nha Trang thăm bạn nhưng đến nơi thì Sáng đã về quê. Về quê thì Sáng đang sốt li bì, không nhận ra mình đến thăm. Mẹ Sáng bảo mình có thuốc thang gì cứu chữa Sáng nhưng mình cũng bó tay. Thời ấy, thuốc men hiếm lắm, lương Trung uý mỗi tháng gần một trăm đồng nhưng tháng nào hết tháng đó, giá cả leo thang vù vù, một trăm đồng tháng này còn mua được con lợn, tháng sau chỉ mua nổi con gà. Nghỉ phép phải mang gạo tiêu chuẩn về ăn. Thập niên 1980 là những năm cực kỳ khó khăn của đất nước, cuộc chiến tranh biên giới vừa kết thúc, nước ta đang bị bao vây cấm vận về kinh tế, cả năm trời quân đội phải ăn bo bo, mỳ hạt, chỉ có 5% gạo dành nấu cháo cho người ốm, nếu tháng đó ít người bệnh thì mới kiếm được vài bữa cơm. Mình trở lại đơn vị trong sự ngậm ngùi thương bạn, nhớ quê hương. Ơn trời, bệnh tật của Sáng cũng qua khỏi. Năm đó, Sáng tiếp tục thi vào Trường Đại học Luật, lúc đó còn gọi là Đại học Pháp lý, và đậu thủ khoa của trường. Một anh lính đã 26 tuổi, bỏ học 7 năm, sức khoẻ ốm yếu mà thi tuyển sinh đại học chính quy vẫn đậu thủ khoa, một năng lực và nghị lực tuyệt vời. Năm 1984, tốt nghiệp ra trường, Sáng được điều động về làm thư ký cho Bộ trưởng một bộ liên quan đến luật pháp tại Thủ đô. Phần mình, năm 1979, cưới vợ, vợ công tác tại một tỉnh miền Trung, mình đóng quân ở Nam Bộ. Tàu xe đi lại khó khăn, liên lạc với nhau chỉ bằng thư từ, có khi thư gửi vài tháng mới đến nơi, mỗi năm chỉ gặp nhau một lần vào dịp nghỉ phép. Năm 1984, trường sỹ quan phía nam sáp nhập với trường phía bắc thành trường đại học biên phòng, nhân dịp đó mình được chuyển ngành với quân hàm Thượng uý về trường trung cấp nơi "bà tỉnh" đang công tác, không phải thuyền theo lái mà là lái theo thuyền. Vì mục đích được gần vợ và con gái, mới được một tuổi, mình phải từ chối nhiều vị trí màu mỡ, thích hợp hơn ở nơi khác. Thời đó, cán bộ đỏ, có văn hoá, đươc đào tạo bài bản như tụi mình quý và hiếm lắm. Thế là, năm 1984 trong khi mình là Thượng uý chuyển ngành về làm trưởng một phòng của trường trung cấp thì Sáng mới tốt nghiệp đại học. Chiến tranh, sức khoẻ làm chậm đi sự phát triển, cống hiến của Sáng. Sau đó Sáng lấy vợ và sinh được hai con gái, giống mình nhưng muộn hơn. Năm 1995, vợ chồng mình ra Hà Nội chữa bệnh, gặp lại Thắng sau nhiều năm xa cách. Sáng lo lắng chu đáo từ nơi ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh. Gặp nhau được khoảng 10 ngày. Từ đó trở đi, điều kiện kinh tế, giao thông, liên lạc phát triển nên liên hệ với nhau thường xuyên hơn, một vài năm gặp nhau một lần. Cũng năm đó, mình được bổ nhiệm đứng đầu trường trung cấp khi trong túi chỉ có tấm bằng tốt nghiệp sỹ quan. Sáng khuyên mình phải học thêm. Nghe lời bạn, mình thi vào lớp tại chức đại học luật mở tại địa phương và đỗ thủ khoa trong kỳ thi có hơn 140 người lớn dự thi và 40 bạn học sinh vừa tốt nghiệp trường phổ thông. Người ta nói "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" nhưng mình cũng "tự hào" là người thông minh nhất trong lớp "ngu như" ấy. Nói thế thôi, trong số bạn học lớp tại chức ấy, có người sau này đứng đầu hàng tỉnh, nhiều người đứng đầu hàng sở ban ngành, nhiều bạn trẻ trở thành phóng viên gạo cội của các tờ báo địa phương, có bạn ở trong hội văn học nghệ thuật tỉnh, có nhiều tác phẩm được in trên các báo, tạp chí trung ương. Một thời sôi nổi. Năm 2000, ra Hà Nội thăm Sáng, lúc này Sáng là trưởng một vụ quan trọng trong văn phòng một cơ quan thuộc Chính phủ. Từ đó đến nay, sau bao cuộc tách nhập, dù không có ô dù, Sáng vẫn ở cương vị công tác đó. Còn mình trở thành giảng viên của một trường đại học địa phương. Hai con mình đều trưởng thành, có việc làm ổn định. Con gái Sáng đứa lớn đang học đại học trong nước, đứa út được học bổng của một trường đại học nước ngoài, hiện đang du học. Bạn bè thời "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", gác tấm giấy báo trúng tuyển đại học lên gác bếp để theo tiếng gọi của Tổ quốc cùng lứa với tui mình còn có Thông, gặp hôm rồi, sau khi rời quân ngũ vào học đại học hàng hải, nay đang làm giám đốc một cảng sông lớn nhất Hà Nội, Thành, người thụi nhau với Sáng chỉ vì "con hay còn và cái dấu phẩy" nay đang giữ chức trưởng một vụ trong một Hội nghề nghiệp quan trọng ở Trung ương; Trâm Anh đang làm bên Bộ ngoại giao có chồng là bạn học cúa Sáng thời chuyên Văn đang ở ĐSQ Ba lan; nhiều bạn khác lên chức ông bà nội, ngoại. Một số bạn hy sinh trên chiến trường, biên giới. Xin thắp nén hương lòng tưởng nhớ các bạn...

Cuộc sống không theo đường thẳng, không chiều theo mơ ước của con người. Chiến tranh là sự huỷ diệt ghê gớm, là nỗi đau của các dân tộc. Tuy nhiên, chiến tranh cũng rèn luyện, thử thách ý chí con người. Bọn mình dù sao cũng tự hào là những người có đóng góp ít nhiều cho cuộc kháng chiến, được thử thách trong môi trường quân đội và đều trưởng thành. Các bạn trẻ bây giờ có thể không hình dung nổi hoàn cảnh chiến tranh cũng như thời kỳ bao cấp và tình bạn vô tư, hồn nhiên, trong sáng của thế hệ trước. Nhưng tất cả đều là thật và nó đã rèn nên tính cách con người Tình bạn thời áo trắng của chúng mình vẫn mãi bền chặt dù hoàn cảnh, địa vị của mỗi đứa giờ đây đã khác nhau.

the thao |

Thông điệp:

****************Hãy Cùng Chia Sẻ Với Bạn Bè Bằng Cách ****************
Copy Đường Link Dưới Đây Gửi Đến Nick Yahoo Bạn Bè!



Về Đầu Trang Go down
Admin
Administrator
Administrator
Admin

Sinh Nhật Sinh Nhật : 27/02/1992
Tuổi Tuổi : 32
Nghề Nghiệp Nghề Nghiệp : Sinh Viên
Ngày Tham Gia Ngày Tham Gia : 30/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 182

KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG   KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG I_icon_minitime29/05/11, 11:53 am

Giờ đây mỗi đứa mỗi nơi 11

Thông điệp:

****************Hãy Cùng Chia Sẻ Với Bạn Bè Bằng Cách ****************
Copy Đường Link Dưới Đây Gửi Đến Nick Yahoo Bạn Bè!



Về Đầu Trang Go down
http://www.NhanHoangLong.info
 

KỶ NIỆM một THỜI ÁO TRẮNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
..:: Hoàng Long's Forum | Hoàng Long's Forum ::.. :: -‘๑’- 12A4 - THPT Cây Dương 2009-2010 -‘๑’- :: Lưu Giữ Kỷ Niệm-
Chuyển đến 
POWERED BY PHPBB™ VERSION © PHPBB2
COPYRIGHT © 2010 - 2012, FORUMOTION
DEVELOPED BY NHAN HOÀNG LONG



Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất